CHIẾN LƯỢC NÀO “ĐỔI MỚI” DOANH NGHIỆP, THÍCH ỨNG TÌNH HÌNH “BÌNH THƯỜNG MỚI”

Hậu đại dịch cũng là lúc để các Doanh nghiệp nhìn lại và là lúc để thiết lập và tái tạo lại bộ máy Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tập trung vào “đổi mới” chiến lược và tái định vị, bao gồm cải tổ mô hình kinh doanh, xem xét lại mô hình tăng trưởng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, và cải tổ phương thức phản hồi, nhằm tương tác tốt và hiệu quả hơn với hành vi và nhu cầu khách hàng. Vì đây chính là nội dung cốt lõi trong giai đoạn “bình thường mới”.
Do mức độ và chiều hướng tác động của COVID-19 lên các ngành có sự khác nhau nên sẽ không có một công thức chung về chiến lược thích ứng cho tất cả các doanh nghiệp. Về tổng thể, các Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược thích ứng theo ba nhóm giải pháp.

CHIẾN LƯỢC 1: XEM XÉT LẠI CÁC ƯU TIÊN CHIẾN LƯỢC

Hình minh hoạ: xem xét lại các ưu tiên chiến lược.

Doanh nghiệp cần làm rõ các câu hỏi chiến lược như sau:

  1. Thị trường đã có những thay đổi gì? Các khách hàng, nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh có những thay đổi gì? Có những xu hướng hay những thay đổi bắt buộc nào trên thị trường cần phải lưu ý?
  2. Cam kết giá trị (value proposition) nào sẽ phù hợp trong bối cảnh hậu COVID-19?
  3. Đối với cam kết giá trị đó, Doanh nghiệp có thể nhanh chóng lên một vài ý tưởng mà Doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ không? Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp là gì?
  4. Doanh nghiệp đã đầu tư đủ lực vào những ý tưởng đó chưa? Chi phí đầu tư có thể luân chuyển từ những lĩnh vực nào khác sang những ý tưởng mang lại giá trị cạnh tranh hơn?
  5. Khởi động quá trình định hình Doanh nghiệp cho tương lai: COVID-19 tác động đến xu hướng tổ chức doanh nghiệp như thế nào?

 

CHIẾN LƯỢC 2: TÁI CẤU TRÚC CHI PHÍ NHỜ XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ

Hình minh hoạ: Tái cấu trúc chi phí nhờ xác định những điểm khác biệt trong chuỗi giá trị.

Tinh gọn quy trình:

  1. Làm việc cùng nhau để xác định các lĩnh vực đã hoàn toàn thay đổi và phương pháp Doanh nghiệp nên áp dụng để ứng phó với những thay đổi đó. Các nhà lãnh đạo sẽ cần phải giải quyết các vấn đề trước mắt, trong khi luôn nhận thức rằng tương lai luôn biến động.
  2. Các chiến lược ứng phó trong cả ngắn hạn và trung hạn sẽ là sự kết hợp giữa các “hành động cần thiết” (các hành động ít rủi ro nhưng hữu ích trong bất kì hoàn cảnh nào) và “đặt cược chiến lược” nhằm mang lại kết quả cao hơn trong những tình huống phải có sự lựa chọn đánh đổi.

 

CHIẾN LƯỢC 3: PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC THEO PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH MỚI

Hình thiết kế minh hoạ: Phát triển nhân lực theo phương thức vận hành mới.

Dẫn dắt đội ngũ có chủ đích, hướng tới một tương lai phù hợp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, tái định hình doanh nghiệp để phát triển bền vững. Cuộc khủng hoảng là thời điểm tinh thần mọi người cần liên tục được củng cố. Các lãnh đạo nên hành động để khuyến khích và duy trì những hành vi góp phần giải quyết vấn đề chung một cách nhanh chóng. Sau đó phát triển những hành vi này thành phương thức vận hành mới và truyền bá rộng rãi, từ đó duy trì tinh thần và những nỗ lực cần thiết.

  1. Chấp nhận rằng tương lai có nhiều bất định và khó lường.
  2. Giúp viên thích nghi một cách nhanh chóng và tự tin trước khả nhân năng sẽ có những thay đổi thường xuyên.
  3. Trao cơ hội cho nhân viên được cùng các lãnh đạo giải quyết vấn đề.
  4. Hỗ trợ nhân viên vững vàng và kiên định hơn trước những thay đổi.
Các nhóm giải pháp này có thể thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp, hoặc được sắp xếp ưu tiên thực hiện tùy vào tình hình thực tế và khả năng từ các nguồn lực của từng doanh nghiệp.

Các bài viết liên quan xem tại đây.

Share on facebook
Share on twitter
Share on email

tư vấn báo giá

1. Thông tin khách hàng
Thông tin cá nhân của bạn được bảo mật tuyệt đối. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin này cho mục đích xác nhận lịch hẹn tư vấn cùng đội ngũ chuyên gia.
2. DỊCH VỤ ĐƯỢC YÊU CẦU
3. dự án
4. Thông tin khác