Trong số hàng nghìn từ ngữ cha mẹ nói với trẻ mỗi ngày, có những từ đóng vai trò quan trong việc khuyến khích, hình thành và phát triển nhân cách và tâm lý của trẻ, giúp trẻ trở nên mạnh mẽ, thông minh, tốt bụng và tự tin hơn.
Vì vậy, không có lý do gì mà các bậc phụ huynh lựa chọn không nói với trẻ những câu nói kỳ diệu đó.
𝟏. 𝐀𝐧 𝐮̉𝐢, đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐨𝐧
Đây là cách cha mẹ thông thái vẫn làm để con tự tin, mạnh
Trẻ nhỏ thường vô thức kiểm nghiệm phản ứng của cha mẹ bằng các hành vi chưa ngoan.
Khi đó, trẻ như thể đang nói với cha mẹ rằng: “Mẹ có còn yêu con thậm chí nếu con làm thế này không?”. Câu trả lời mà trẻ mong đợi từ cha mẹ phải thật rõ ràng: “Tất nhiên rồi! Mẹ rất hạnh phúc vì có con.
Nếu mẹ có thể chọn trong số tất cả đứa trẻ trên thế giới này, mẹ sẽ chọn con.” Cách nói này giúp trẻ phát triển tâm lý và tư tưởng lành mạnh.
𝟐. 𝐍𝐨́𝐢 “𝐌𝐞̣ 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐨𝐧!”
Ba từ kỳ này có vai trò quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Cha mẹ cũng có thể chứng minh lời nói của mình bằng hành động cụ thể như: dành thời gian cho trẻ, cùng trẻ chơi đùa và cười nói, ôm ấp trẻ, cùng trẻ thảo luận các vấn đề trẻ gặp phải và ủng hộ trẻ trong trường hợp cần thiết.
𝟑. 𝐊𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐠𝐨̛̣𝐢 𝐜𝐨𝐧
“À, phòng con sạch ghê!”, “Òa! Giường con được dọn gọn gàng rồi kìa!”, “Con gấp quần áo cẩn thận quá! Giỏi lắm”… Những cụm từ này giúp trẻ cảm nhận được sự ủng hộ và lòng tin của cha mẹ dành cho mình và khiến trẻ biết được những nỗ lực của bản thân được coi trọng và đánh giá cao.
Hơn nữa, những lời khen ngợi cũng tạo ra cảm xúc vui sướng và tích cực ở trẻ, khiến trẻ lặp lại các hành vi được khen ngợi.
𝟒. 𝐗𝐢𝐧 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐜𝐨𝐧
Làm cha mẹ không thể tránh được những lần cư xử thiếu phù hợp. Quan trọng là cha mẹ cần dũng cảm thừa nhận và nhận sự tha thứ từ trẻ.
Cách làm này khiến trẻ hiểu được giá trị và vai trò của bản thân trẻ luôn được coi trọng. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể nhân cơ hội đó để dạy trẻ về tinh thần dám chịu trách nhiệm về hành vi chưa ngoan, xin được tha thứ và không lặp lại hành vi đó.
𝟓. 𝐃𝐚̣𝐲 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜 𝐜𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧
Việc đè nén cảm xúc tiêu cực trong thời gian quá dài có thể dẫn đến các bệnh về tâm lý và rối loạn thần kinh chức năng. Trẻ có quyền được thể hiện cơn giận dữ và nên được tự do thể hiện cảm xúc nếu trẻ bị mất món đồ chơi yêu thích hay khi bị đau.
Không cho phép trẻ biểu lộ các cảm xúc tiêu cực chính là ngăn cấm trẻ sống đúng với tình cảm chân thật của bản thân. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc mà không gây nguy hại cho mọi người xung quanh.
𝟔. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 đ𝐨̂́𝐢 𝐦𝐚̣̆𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐨̂̃𝐢 𝐬𝐨̛̣ 𝐡𝐚̃𝐢
Với một đứa trẻ, một trong những bài học đầu đời quan trọng là hiểu được không ai không sợ hãi một thứ gì đó. Nếu trẻ sợ hãi, phụ huynh đừng ngần ngại chia sẻ với trẻ những kỷ niệm và kinh nghiệm của bản thân về cách vượt qua nỗi sợ hãi.
𝟕. 𝐓𝐫𝐚𝐨 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐥𝐮̛̣𝐚 𝐜𝐡𝐨̣𝐧
Khi trẻ được phép tự lựa chọn món đồ chơi hay hoạt động yêu thích, trẻ sẽ học được cách lắng nghe bản thân và không ngần ngại từ chối lời yêu cầu trái ngược với quan điểm, mong muốn và sở thích của trẻ.
Đó là bởi vì những đứa trẻ không được tự ý quyết định cuộc sống thường lớn lên một cách thụ động, phụ thuộc và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
𝟖. Đ𝐞̂̀ 𝐜𝐚𝐨 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐦𝐚̣𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐫𝐞̉
Giúp trẻ nhớ lại những gì trẻ làm được trước đó là một cách thể hiện lòng tin của cha mẹ đối với trẻ và khiến trẻ nhận ra bản thân có thể đạt được những thành tựu lớn hơn.
𝟗. 𝐓𝐡𝐞̂̉ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐢𝐧 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧
“Không sao đâu con! Thử lại lần nữa nào”, “Mẹ tin con làm được mà!” hay “Không ai thành công ngay lần đầu được con ạ!” là những cụm từ cha mẹ cần nói với trẻ nếu trẻ thất bại (thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng như trẻ chỉ đạt điểm trung bình hay thua cuộc trong một cuộc thi).
Trẻ nên nhận thức được rằng con người có thể phải trải qua rất nhiều thất bại mới đạt được thành công và chính những lần thất bại đó giúp bản thân trẻ học được tính kiên nhẫn, bền bỉ.
Mặc dù vậy, quan trọng nhất là cha mẹ cần giúp trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ ngay cả khi trẻ chưa thành công.
𝟏𝟎. 𝐂𝐡𝐮́ 𝐲́ đ𝐞̂́𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐱𝐮́𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐫𝐞̉
“Con thấy thế nào?” hay “Ngày hôm nay của con ra sao?” là những câu hỏi có vai trò những sợi dây liên kết giữa cha mẹ và con cái và giúp trẻ biết tự chịu trách nhiệm và chú ý tới bản thân.
𝟏𝟏. Đ𝐞̂̉ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐜𝐨́ 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐭𝐮̛̣ 𝐥𝐚̣̂𝐩
Các bậc phụ huynh thường sử dụng đại từ “chúng ta” để miêu tả mối quan hệ với trẻ, chẳng hạn như: “Chúng ta sẽ lên lớp hai sớm thôi.” hay “Chúng ta đến nhà trẻ nào.”
Khi trẻ mới chào đời, mối liên kết giữa mẹ và trẻ sẽ rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ dần trưởng thành, cách nói này cản trở sự phát triển và tính độc lập về mặt tâm lý của trẻ.
Khả năng độc lập là phẩm chất cần có của mỗi đứa trẻ. Các nhà tâm lý học tin rằng mục đích của giáo dục là giúp trẻ trở thành người giám sát tốt nhất của bản thân trẻ, và điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là sử dụng đại từ “con”.
Theo brightside.