Các chuyên gia thường ví von người tổ chức sự kiện rằng:
“ 𝐓𝐢̉ 𝐦𝐢̉ 𝐜𝐚̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐧 đ𝐞̂́𝐧 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭, 𝐬𝐚𝐮 đ𝐨́ 𝐦𝐨̛́𝐢 đ𝐞̂́𝐧 𝐲́ 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠”
là lời phác họa các yêu tố cần có. Chính vì thế, theo đuổi nghề này không phải ai muốn là theo đuổi được.
Hãy để #𝟒𝐔𝐌𝐄𝐃𝐈𝐀𝐄𝐃𝐔𝐂𝐀𝐓𝐈𝐎𝐍 mách bạn 6 yếu tố cần thiết của một nhà tổ chức sự kiện nhé!
Với bất kì ngành nghề nào, để theo đuổi lâu dài thì chắc chắn sẽ phải gắn liền với hai từ “ ĐAM MÊ”.
Và nghề tổ chức sự kiện là một nghề nếu thiếu đi sự đam mê thì chắc chắn bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng vì những tính chất đặc thù của công việc này.
Với mỗi loại hình sự kiện khác nhau cần có những ý tưởng khác nhau, vì thế sự sáng tạo không ngừng để có thể để lại dấu ấn riêng cho từng sự kiện là một điều rất quan trọng.
2. Đam mê sáng tạo
Điều kiện tiên quyết trong ngành này đó chính là bạn phải có một sức khỏe thật tốt với một khả năng chịu áp lực thật cao và đặc biệt là sự hy sinh.
Với tính chất “ ngày không ngủ mà đêm vẫn bay” thì một người có sức khỏe kém sẽ bị gặp phải tình trạng đuối sức trước ngày diễn ra sự kiện. Và một khi bạn đã dấn thân vào ngành tổ chức sự kiện, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh rất nhiều về công sức, thời gian,….
3. Ứng biến làm việc nhóm tốt
Tổ chức sự kiện là một ngành mang tính chất năng động, mới mẻ vì vậy để phù hợp với nó, bạn cũng phải là một người hoạt bát, năng động. Điều này sẽ giúp các bạn trong đội ngũ truyền năng lượng cho nhau, giúp nhau làm việc tốt hơn.
Và bên cạnh đó, người quản lý cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt tốt để có thể tự tin về những gì mình truyền đạt.
4. Tự tin, năng động, giao tiếp tốt
Để tổ chức một sự kiện, cần phải có một đội ngũ hùng hậu và kết nối được từng bộ phận lại với nhau, phối hợp thật nhịp nhàng để mạch sự kiện được diễn ra thật trôi chảy.
Và việc sự việc không đi đúng kế hoạch ban đầu cũng là những chuyện thường xuyên xảy ra ở một sự kiện, do đó bạn cần ứng biến thật tốt và kỹ năng làm việc nhóm của từng bạn phải thật tốt để có thể phối hợp điều chỉnh, giúp tránh những rủi ro ngoài ý muốn
5. Hy sinh, chịu áp lực cao
Mỗi sự kiện được thực hiện cần phải trau chuốt trong từng chi tiết, từ cái bandrol treo ngay ngắn, sàn nhà không chút rác bẩn, công tác đón khách chu đáo cho đến thời gian tổ chức thông suốt sẽ đảm bảo để lại ấn tượng về sự chuyên nghiệp cho người tham dự và khách hàng. Các hạng mục sản xuất cần khả thi và hợp lý, tránh thừa thiếu ngoài ý muốn, các hạng mục thuê ngoài cần phải kiểm soát tốt về số lượng, chất lượng tránh để hư hao mất mát. Chính vì vậy những người nào càng cẩn thận, kỹ lưỡng chú trọng đến những cái nhỏ nhất thì những sự kiện họ tổ chức càng giảm thiểu được các trục trặc, rủi ro, hạn chế phát sinh ngoài ý muốn. Làm sự kiện là trong đầu lúc nào cũng phải suy nghĩ đến tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị và chạy chương trình. Người cẩn thận sẽ luôn đặt mình trong tư thế kiểm soát cao độ, đặt ra mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sự kiện đang thực hiện, mà kiểm soát tốt các rủi ro là đã giúp sự kiện thành công một nửa rồi. Ngoài ra sự cẩn thận, tỉ mỉ còn giúp cho khả năng quan sát của chúng ta tốt hơn, qua đó nắm bắt vấn đề tốt hơn nhằm kiểm soát sự kiện của mình diễn ra một cách suôn sẻ.
6. Tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy bén
Hãy rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ cho mình bằng cách nhìn mọi thứ trong sự kiện của mình bằng con mắt khắt khe của một người tham dự khó tính, hãy đừng chấp nhận một chiếc khăn trải bàn bị nhăn, logo công ty bị lệch màu hay cô PG vừa nhai chewgum vừa đón khách, bởi vì thỏa hiệp với những điều không hoàn hảo như vậy chính là bạn đang hạ thấp hình ảnh của sự kiện và uy tín của chính mình.
🖌 Tham gia khóa học Tổ chức sự kiện tại đây!
Tags: #4umedia#4umediaeducation#kỹnăng#nghệthuật#giáodục
#KhóađàotạoMCnhí #KhoáđàotạoHọasĩnhí #KhóađàotạoViếtchữđẹp #Khóađàotạokỹnăngsống #Vẽtranhthưgiãndànhchongườilớn #Kỹnăngxâydựngnhânhiệucánhân #Nghệthuậtnóichuyệntrướccôngchúng #PR_Tổchứcsựkiệnchuyênnghiệp#Ngônngữhìnhthể